Các loại máy chủ hiện nay cho doanh nghiệp

Friday, October 9, 2020

I. Máy chủ là gì?

  • Nghĩa 1: Máy chủ  (Server )là một thiết bị.Server là một máy tính được kết nối với mạng máy tính hoặc Internet, có địa chỉ IP tĩnh, năng lực xử lý cao, lưu trữ mạnh mẽ. Trên đó người ta cài đặt các phần mềm nhằm phục vụ cho các máy tính khác truy cập để yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên.
  • Nghĩa 2: Server là một hệ thống.Server là một hệ thống (phần mềm và phần cứng máy tính phù hợp) đáp ứng yêu cầu trên một mạng máy tính để cung cấp, hoặc hỗ trợ cung cấp một dịch vụ mạng. Các server có thể chạy trên một máy tính chuyên dụng hoặc nhiều máy tính nối mạng có khả năng máy chủ lưu trữ như máy chứa cơ sở dữ liệu (database server), máy chủ chứa các tập thông tin (file server), máy chủ thư điện tử (mail server)
  • Nghĩa 3: Server là một chương trình.Server là một chương trình máy tính hoạt động như một dịch vụ để phục vụ những nhu cầu hay những yêu cầu từ những chương trình khác (từ các máy tính khác, được hiểu theo ngôn ngữ chuyên môn là client). Điểm đặc biệt là chương trình trên máy chủ và các chương trình của máy con có thể cùng hoạt động chung trên một máy tính hoặc trên nhiều máy tính khác nhau.

II. Phân loại máy chủ theo kiểu dáng:

  1. Máy chủ tower:
  • Dạng tháp (Tower server) phù hợp cho các doanh nghiệp có không gian văn phòng hạn chế và yêu cầu giám sát dễ dàng hơn các nguồn tài nguyên mạng.

  1. Máy chủ dạng rack:
  • Một máy chủ server rack là máy chủ được gắn bên trong một giá đỡ. Các máy chủ rack thường là các máy chủ đa năng hỗ trợ nhiều ứng dụng và cơ sở hạ tầng máy tính. Mục đích đằng sau xếp chồng dọc là tiết kiệm không gian sàn trung tâm dữ liệu. Càng nhiều thiết bị quản trị viên có thể xếp theo chiều dọc, họ càng có nhiều thiết bị.
  • Dạng rack (Rack server) phù hợp với các doanh nghiệp muốn tối đa hóa không gian văn phòng, muốn có khả năng hòa trộn và kết nối các máy chủ để phù hợp với khối lượng công việc mới nổi và các ứng dụng. Một số mô hình dạng kệ của Dell bao gồm: R310, R415, R515, R710, R715 và R910. Mô hình hiệu suất trung cấp, giống như R510, là sự lựa chọn tốt cho các nhiệm vụ cơ sở dữ liệu thuộc các bộ phận, trong khi các mô hình tiên tiến như R710 đáp ứng các yêu cầu phần cứng cho các trang web máy chủ từ xa và các trung tâm dữ liệu.
  1. Máy chủ Blade
  • Một máy chủ Bladelà một vỏ máy chủ chứa nhiều bảng mạch mô-đun được gọi là lưỡi máy chủ. Hầu hết các máy chủ phiến được rút xuống CPU, bộ điều khiển mạng và CPU. Một số có ổ lưu trữ nội bộ. Bất kỳ thành phần nào khác được chia sẻ thông qua khung.
  • Mỗi khung máy chủ server chia sẻ các thành phần máy chủ trong vỏ bọc như công tắc, cổng và đầu nối nguồn. Quản trị viên có thể phân cụm các khung hoặc quản lý và vận hành từng cá nhân như một máy chủ riêng của mình, chẳng hạn như gán ứng dụng và người dùng cuối cho các lưỡi cụ thể.
  • Các vỏ thường phù hợp với các phép đo đơn vị rack, cho phép IT tiết kiệm không gian. Sức mạnh xử lý của máy chủ Blade phục vụ nhu cầu tính toán cao. Kiến trúc mô-đun của họ hỗ trợ trao đổi nóng. Lưỡi dao có tay cầm nhỏ bên ngoài nên việc rút hoặc thay thế chúng là một vấn đề đơn giản.
  • Máy chủ Bladecó thể mở rộng đến mức hiệu suất cao, nếu trung tâm dữ liệu có đủ năng lượng làm mát và năng lượng để hỗ trợ cơ sở hạ tầng dày đặc.
    III. Phân loại máy chủ theo cách xây dựng, thiết lập:
  1. Máy chủ vật lý ( Dedicate server)
  • Dedicated server là một loại lưu trữ trên internet mà người sử dụng có thể thuê toàn bộ một máy chủ, không hề chia sẻ với bất cứ ai. Dedicated server thường được đặt tại trung tâm máy chủ dữ liệu và được cung cấp các tính năng dự phòng về tài nguyên, nguồn điện… đảm bảo sự an toàn của máy chủ.
  1. Máy chủ ảo – VPS
  • VPS là viết tắt của Virtual Private Server (máy chủ riêng ảo). Một VPS cũng giống như shared host, tức là có nhiều VPS được đặt trên cùng một máy chủ vật lý, phục vụ nhu cầu của các website lớn, tuy nhiên giá thành mua VPS lại cao hơn so với shared host. Giá thành của máy chủ ảo VPS cao hơn so với shared host là do các gói shared host đều được chia sẻ tài nguyên từ một máy chủ vật lý với tài nguyên cho phép rất thấp.Ví dụ, nếu bạn có một máy chủ với 6 cores/12 threads, nhưng sẽ tạo ra 3 VPS khác nhau với thông số 2 cores/4 threads và gói VPS đó sẽ tạo ra 50 gói shared host sử dụng chung tài nguyên từ 2 cores/4 threads này. Điều này có nghĩa là với 2 cores/4 threads, bạn sẽ chia cho các gói shared host khác nhau và các tài nguyên từ cấu hình này sẽ được chia sẻ lẫn nhau, sử dụng không quá mức xử lý cho phép của 2 cores/4 threads.
    3. Máy chủ đám mây – cloud:
  • Cloud server thường bị nhầm lẫn với VPS, vì cả hai loại đều dựa trên ảo hóa và có nhiều đặc điểm giống nhau. Tuy nhiên, cloud server là ảo hóa trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây. Vì vậy, nó sở hữu những ưu điểm nổi trội mà ở VPS không hề có. Trong dedicated server và hầu hết các VPS, các disk và CPU/RAM đều nằm trên một máy chủ vật lý, nhưng với BizFly Cloud, storage backend và các compute node được chạy riêng biệt. Điều này giúp tăng khả năng mở rộng dễ dàng và dự phòng của server trong khi vẫn đảm bảo hiệu suất và chi phí hợp lý cho doanh nghiệp.

III. Phân loại máy chủ theo chức năng phổ biến:

  1. Máy chủ web:
  • Máy chủ web (Web Server) là máy chủ có chức năng lưu trữ thông tin dữ liệu của website, tạo môi trường kết nối để khách hàng truy cập vào website dễ dàng. Khách hàng và máy chủ kết nối với nhau thông qua giao thức HTTP (Hypertext Transfer Protocol). Mọi nội dung của website được hiển thị chủ yếu dưới dạng tài liệu HTML (Hypertext Markup Language)
  1. Máy chủ Database (Database Server)
  • Là máy chủ chuyên dụng được sử dụng để quản trị cơ sở dữ liệu. Trên máy chủ có cài đặt các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu chuyên nghiệp: SQL server, MySQL, Oracle…

  1. Máy chủ FTP (FTP server):
  • Dùng để truyền tải các tập tin từ máy chủ này sang máy chủ khác dựa vào mạng kết nối: LAN, Internet…
  1. Máy chủ DNS (DNS Server
  • Máy chủ DNS (DNS Server là máy chủ phân giải tên miền. Mỗi máy tính, thiết bị mạng tham gia vào mạng Internet đều kết nối với nhau bằng địa chỉ IP (Internet Protocol). Để thuận tiện cho việc sử dụng và dễ nhớ ta dùng tên (domain name) để xác định thiết bị đó. Hệ thống tên miền DNS (Domain Name System) được sử dụng để ánh xạ tên miền thành địa chỉ IP.

  1. Máy chủ DHCP (DHCP server)
  • Máy chủ DHCP được cài đặt dịch vụ DHCP và có chức năng quản lý sự cấp phát địa chỉ IP động và các dữ liệu cấu hình TCP/IP.
 
Để lại bình luận của bạn

 

HOTLINE 1 - 0913 399 913
- Tư vấn, báo giá
- Chat trao đổi zalo, telegram, email
- Hỗ trợ 24/24

HOTLINE 2 - 02437 335 999
-
Tiếp nhận chung, hỗ trợ dịch vụ
- Hỗ trợ giờ hành chính (08h - 17h30, trừ thứ 7, chủ nhật, các ngày nghỉ lễ)

 

 

 

Internet Leased Line VNPT